Trong quá trình phát triển cây ăn quả thường bị các loại côn trùng tấn công vào gian đoạn cây kết quả. Lúc này cây cần được sự bảo vệ bằng nhiều cách.
Ruồi vàng là loại côn trùng vô cùng nguy hiểm cho cây trồng, đặc biệt là trái cây quả mọng. Khi ruồi vàng chích vào trái cây, sinh trứng và nở ra ấu trùng sống bên trong khiến trái thối, rụng. Ruồi vàng sinh sản rất nhanh, nhất là vào mùa mưa. Mỗi con có tuổi đời khoảng 2 tháng, đẻ từ 30- 40 trứng/ngày. Chúng thường xuất hiện tại các vườn cây ăn trái; mận, ổi, bưởi, cam, mít, táo…
1. Lưới Trùm cây hay làm nhà lưới
Căng lưới mùng là một trong những phương pháp chống ruồi vàng hiệu quả hiện nay. Bên cạnh việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc các loại thuốc tự chế. Thì dùng lưới mùng bà con chỉ cần đầu tư 1 lần, dùng khoảng 3 năm. Không chỉ chống ruồi vàng mà lưới mùng còn giúp che bớt mưa, gió gây rụng quả.
Loại lưới thường được dùng để trùm lên tán cây là loại lưới mùng trắng 32 lỗ/cm2. Đây là loại lưới có kích thước mắt lưới vừa phải, chống côn trùng từ 1mm trở lên. Lưới có kích thước lớn, tấm lưới nhẹ và dai nên không ảnh hưởng đến tán cây. Màu trắng trong như thủy tinh khiến ong ruồi không dám đến gần. Độ bền của lưới dùng được đến 3 năm, dễ dàng thu lại và tái sử dụng. Đối với các loại côn trùng có kích thước nhỏ hơn 1mm bà con nên dùng lưới 64 lỗ/cm2 để đảm bảo an toàn.
2 Bẫy bằng thuốc
Thuốc trừ sâu Panda 95SP
Tận dụng chai lọ nhựa, nên chọn màu vàng, ví dụ chai pet, khoét 1 hoặc 2 lỗ nhỏ khoảng 2,5 cm. Dùng vít mắc màn vặn qua nắp chai pet, sau đó gắn miếng bông gòn đã tẩm thuốc vizubon-D hoặc bả chua ngọt tự chế ở trên treo vào trong lọ như sau:
+ Treo chai pet đã tẩm thuốc lên cành cây, lưu ý không pha trộn hoặc tẩm thêm bất kỳ loại hóa chất nào khác.
– Lưu ý: Để thu được hiệu quả cao bà con nhớ lưu ý một số vấn đề sau:
+ Phải treo bẫy nơi đầu gió, chỗ râm mát, cách mặt đất khoảng 1,5-2 mét.
+ Không treo bẫy ngoài nắng, bẫy sẽ giảm hiệu lực nhanh.
+ Nên vận động nhiều chủ vườn cây ăn trái trong khu vực của mình, cùng đặt bẫy đồng loạt trên diện rộng thì hiệu quả hạn chế tác hại của ruồi mới cao.
+ Thời gian đặt bẫy tốt nhất là vào những thời điểm trái bước vào giai đoạn già bắt đầu chín trở đi.
3 Bả tự nhiên
– Do ruồi đục trái là một loại côn trùng ưa thích vị chua ngọt nên ta sẽ pha chế một số chất có sẵn trong nhà bếp thành thuốc diệt côn trùng.
– Cách pha chế như sau:
+ Dùng 4 phần đường mật (đường đen) trộn với 4 phần dấm, một phần rượu và một phần nước.
+ Khuấy kỹ để dung dịch này tan đều.
+ Cho vào can nhựa, bình nhựa,… đậy kín chờ 3 – 4 ngày sau, khi thấy dung dịch bốc mùi chua ngọt thì trộn thêm thuốc trừ sâu (ví dụ: Regent, Gà nòi 95SP hoặc Panda 95SP) với liều lượng: cứ 100 phần dung dịch chua ngọt cho thêm một phần thuốc trừ sâu.
hạt mã tiền, hạt cây bình bác, cây hương nhu…
4 Phun thuốc
Mua thuốc diệt được bán bên ngoài để phòng ngừa và diệt ruồi vàng cũng là cách tuyệt vời mà nhà nông thường xuyên đưa vào sử dụng. Đây vốn là cách làm đã được đưa vào sử dụng trong trồng trọt mà nhiều người đã thực hiện và cho thấy hiệu quả rất tốt nếu áp dụng đúng phương pháp.
– Trên thị trường hiện nay thuốc diệt ruồi vàng được bán khá nhiều, nhưng bạn nên ưu tiên sản phẩm chứa hoạt chất sinh học để đảm bảo an toàn hơn khi phun thuốc và với người tiêu dùng.
– Chọn giai đoạn cây vừa ra quả non, lúc này bạn có thể tiến hành ngay việc phun thuốc lên quả. Hoạt chất của thuốc sẽ còn tồn lưu trên quả một khoảng thời gian dài, tùy theo từng loại thuốc. Theo định kỳ, bạn chỉ việc phun xịt thuốc diệt lên quả như vậy, nó vừa ngăn không có ruồi vàng đục quả, vừa tiêu diệt chúng mỗi khi xuất hiện trong khu vườn của bạn.
Trong quá trình trồng cây ăn quả, để tiêu diệt và phòng ngừa ruồi vàng tấn công cây trồng hiệu quả, bạn nên kết hợp cả việc đặt bẫy lẫn phun thuốc diệt theo định kỳ. Như thế này, khả năng loại bỏ những con côn trùng phá hoại như ruồi đối với quả sẽ là rất cao, giúp đạt năng suất cây trồng ở mức cao nhất.