Dưa lê là loại cây ăn trái ngắn ngày được trồng nhiều vào mùa hè ở nước ta. Dưa lê là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao thơm ngon, bổ dưỡng, được thị trường rất ưa chuộng. Do đó để nâng cao hiệu quả canh tác dưa người ta sử dụng quy trình chăm sóc công nghệ cao.
Làm đất và lên luống trồng dưa lê
Đối với các loại dưa lưới, dưa hấu người ta sẽ trồng trực tiếp trong bầu, túi nhựa cho đế khi thu hoạch. Còn đối với dưa lê, dễ tính hơn, bà con sẽ trực tiếp làm luống trồng ngay ở ruộng trồng. Cách lên luống rộng 1,8 – 2m cả rảnh, cao 25 – 30 cm, rãnh rộng 30 – 35 cm. Xử lý đất bằng cách rải vôi bột để khử chua và rửa mặn cho đất hoặc sử dụng thuốc để tránh nấm bệnh.
Sau đó, sử dụng màng phủ nông nghiệp chuyên dùng để phủ lên mặt luống cho cỏ dại không phát triển. Trước đây người ta sử dụng rơm rạ, dễ bị phát sinh mầm bệnh và kiến mối. Màng phủ nilon vừa hạn chế cỏ dại và sâu bệnh, vừa tăng hiệu quả sử dụng phân bón đồng thời bảo vệ quả.
Làm giàn, bẻ ngọn và dẫn dây
Nên trồng giàn dưa theo luống theo hướng đông tây để dưa chịu ảnh hưởng của nắng cả ngày. Khi cây bắt đầu leo thì làm giàn có thể trồng theo kiểu làm giàn V hoặc giàn đứng.
Làm giàn khi cây cao khoảng 30-35 cm. Do thân dưa leo vươn lưới rất nhanh nên phải buộc cây vào giàn dọc theo vách lưới, cứ 2 – 3 ngày buộc 1 lần. Sử dụng lưới cước làm giàn loại mềm, chất nhựa nguyên sinh cao để khi cây trái bám vào lưới không bị xước.
– Đối với dưa lê trồng leo giàn: Khi cây bắt đầu leo thì làm giàn, giàn làm theo kiểu dấu nhân có cả nẹp trên cùng và hai nẹp hai bên, giàn cao từ 2 – 2,2m, mỗi cây dưa cắm hai cọc giàn, khi cây có 6 – 7 lá thật thì bẻ ngọn chỉ để cho thân chính phát sinh hai nhánh tốt còn tỉa bỏ các nhánh khác;
Chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho dưa lê
Dưa lê là cây ưa ẩm nên cần thường xuyên tưới nước giữ đủ ẩm cho dưa, lấy nước vào rãnh để nước đủ ngấm lên luống, nên tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát.
* Một số sâu hại chính: Sâu xám, Sâu vẽ bùa, Bọ trĩ, Bệnh lở cổ rễ, Bệnh héo xanh vi khuẩn, Bệnh phấn trắng
* Biện pháp phòng trừ bệnh hại dưa lê:
– Trồng luân canh dưa lê với cây khác họ để giảm khả năng lây nhiễm sâu bệnh từ cây trồng vụ trước.
– Vệ sinh đồng ruộng, Cày lật đất, phơi kỹ nhằm diệt bớt mầm bệnh tồn tại trong đất.
– Cắt tỉa lá già, lá gốc, tạo thông thoáng giàn giúp giảm phát sinh nguồn bệnh.
– Cần kiểm tra ruộng và phát hiện sớm để xử lý kịp thời, khi cần thiết sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phun phòng trừ